Skip to main content

CHƯƠNG TRÌNH " MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM OCOP": NÂNG CAO GIÁ TRỊ SẢN PHẨM, PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN GẮN VỚI THỰC HIỆN NÔNG THÔN MỚI

OCOP là chương trình phát triển kinh tế theo hướng nâng cao giá trị cho các sản phẩm đặc sản ở địa phương góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trong xây dựng NTM. Việc phát triển sản phẩm OCOP từ các sản phẩm đặc trưng của xã là mục tiêu quan trọng mà xã Vĩnh Phú hướng đến.

Những năm qua, xã Vĩnh Phú đã tập trung giữ vững xã nông thôn mới nâng cao, phấn đấu hoàn thành nông thôn mới kiểu mẫu vào cuối năm 2024, với mục tiêu đó, xã xác định phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn là nhiệm vụ quan trọng. Xã đã tập trung hỗ trợ xây dựng các mô hình làm ăn có hiệu quả, mang lại lợi ích kinh tế cao, trong đó chú trọng xây dựng các sản phẩm có giá trị thương mại cao. Đặc biệt, xã tích cực hưởng ứng Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) để xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm của địa phương, thúc đẩy liên kết chuỗi sản xuất gắn với tiêu thụ; là hạt nhân để đẩy mạnh các sản phẩm có chất lượng cao, có giá trị gia tăng cao. Từ đó, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và tăng thu nhập cho người người dân ở nông thôn.

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” được xã triển khai hiệu quả, thu hút đông đảo các chủ thể tham gia thực hiện và lập hồ sơ đăng ký phân hạng, đánh giá sản phẩm. Năm 2022, sản phẩm khô cá lóc được huyện đánh giá sản phẩm đạt 3 sao, năm 2023 tiếp tục được huyện đánh giá đạt sản phẩm 3 sao đối với nước mấm nhỉ cá linh, dự kiến cuối năm 2024 xã có thêm 02 sản phẩm đạt chuẩn 3 sao nữa là khô cá sặc và mít sấy. Tính đến hiện nay xã Vĩnh Phú đã có 2 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao, thuộc các nhóm thực phẩm tiêu dùng.

Khô cá lóc Đại Phát tại ấp Trung Phú 5, xã Vĩnh Phú, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

Zalo

KHÔ CÁ LÓC ĐẠI PHÁT

Zalo

Nước mắm nhỉ cá linh Thanh Tuyền tại ấp Trung Phú 4, xã Vĩnh Phú, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

Zalo

NƯỚC MẮM NHỈ CÁ LINH THANH TUYỀN

Zalo

OCOP Nâng cao chất lượng sản phẩm: Nhờ áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất, sản phẩm OCOP xã Vĩnh Phú có chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Tăng thu nhập cho người dân: Chương trình OCOP đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn xã.

Phát triển kinh tế địa phương: Chương trình OCOP thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, hiệu quả, nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Định hướng phát triển OCOP của xã trong tương lai, xã luôn đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên truyền, quảng bá sâu rộng hơn về mục đích, ý nghĩa của chương trình này.

Nâng cao chất lượng sản phẩm: Tiếp tục áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất tiên tiến, đầu tư vào khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP.

Phát triển đa dạng sản phẩm: Mở rộng danh mục sản phẩm OCOP, tập trung vào các sản phẩm có tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Xây dựng thương hiệu sản phẩm: Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP, quảng bá sản phẩm ra thị trường trong nước và quốc tế.

Kết nối thị trường: Tăng cường kết nối sản phẩm OCOP với thị trường thông qua các kênh phân phối trực tuyến và truyền thống, tham gia các hội chợ, triển lãm.

Zalo

ZaloTRIỂN LÃM TRƯNG BÀY OCOP

Sản phẩm và dịch vụ của chương trình "One Commune One Product" (OCOP) đa dạng và bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau.

Thực phẩm: Đây là một phần quan trọng của chương trình OCOP. Đó có thể là các mặt hàng như mứt, bánh kẹo, đặc sản, rượu nho, trà, café, gia vị, thảo dược, và nhiều sản phẩm nông sản khác.

Thủ công mỹ nghệ: Trong mảng này, có nhiều sản phẩm thủ công độc đáo như tranh, đèn trang trí, gốm sứ, nhuộm thảo dược, thủ công dệt may, trang sức thủ công, và nhiều sản phẩm nghệ thuật và thủ công khác.

Đồ dùng gia đình: Các sản phẩm gia dụng OCOP bao gồm chăn, gối, thảm, nệm, bát đĩa, và các sản phẩm gia đình khác.

Văn hóa truyền thống: Chương trình OCOP cũng tập trung vào các sản phẩm văn hóa truyền thống như áo dài, đèn lồng, các sản phẩm thêu thùa truyền thống, văn hoá ẩm thực, và nhiều sản phẩm vừa mang giá trị lịch sử, vừa phản ánh đặc trưng văn hóa của từng vùng.

Nông sản: Các sản phẩm nông sản bao gồm cây trồng, trái cây, hạt giống, thực phẩm hữu cơ, và nhiều sản phẩm địa phương khác.

Dịch vụ: Ngoài sản phẩm, OCOP cũng liên quan đến các dịch vụ cơ sở như du lịch cộng đồng, dịch vụ hướng dẫn tham quan vùng địa phương, dịch vụ làm đẹp, và nhiều dịch vụ cơ sở khác.

Chương trình OCOP đang góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho người dân xã Vĩnh Phú. Với sự nỗ lực của các cấp chính quyền, các ngành chức năng và người dân, Chương trình OCOP xã Vĩnh Phú sẽ tiếp tục phát triển hiệu quả, đưa sản phẩm nông thôn của xã ngày càng vươn xa ra thị trường./.

Đoàn Tính - Hoàng Nam